![]() |
Nên chú ý: Undefined variable: alias in file /includes/blocks/global.album.php on line 18 |
![]() |
Nên chú ý: Undefined variable: alias in file /includes/blocks/global.album.php on line 18 |
![]() |
Nên chú ý: Undefined variable: alias in file /includes/blocks/global.album.php on line 18 |
Đang truy cập :
9
Hôm nay :
40
Tháng hiện tại
: 40
Tổng lượt truy cập : 12017391
Nếu ai đã một lần đi ngang qua tỉnh Ninh Thuận, dọc theo quốc lộ 1A, đều dễ dàng nhìn thấy ngôi thánh đường Hộ Diêm nguy nga với tháp chuông cao vút giữa một xóm dân cư đông đúc, bao quanh là cánh đồng lúa bát ngát. Nét đặc trưng tiêu biểu chính là dáng vẻ cổ kính theo lối kiến trúc Tây phương. Có thể coi đây là một công trình văn hóa cổ xưa hiếm hoi so với các nhà thờ khác trong giáo phận Nha Trang.
1. Lối kiến trúc:
Với đặc điểm là một giáo xứ được các Cha Thừa sai Pháp gầy dựng và cai quản trong một thời gian khá dài, đương nhiên ảnh hưởng về các mặt văn hóa, lối kiến trúc….phần lớn đều mang đậm màu sắc văn hóa Tây phương. Sự hình thành nên ngôi thánh đường lúc ấy rõ ràng là một chứng tích cụ thể về sự ảnh hưởng này, nhưng cũng thật xứng tầm và biểu thị rõ nét đối với sự tăng triển giáo dân nhanh chóng ở Việt Nam.
Ngôi thánh đường giáo xứ Hộ Diêm được thiết kế theo kiểu gô-tích (style gothique). Đây là một loại hình nghệ thuật có nguồn gốc phát sinh từ nước Pháp vào nửa đầu thế kỷ XII. Nghệ thuật này đã tỏa sáng hơn 400 năm, nhất là từ giữa thế kỷ XIII đến cuối thế kỷ XIV, chỉ đến khi nghệ thuật Phục hưng ra đời (giữa thế kỷ XV) thì nó mới lụi tàn. Những hoa văn phía trên các cửa ra vào, các vòm cong bên trong thánh đường, tháp chuông…và đặc điểm sử dụng ánh sáng xuyên qua các cửa kính màu để tăng thêm sự lung linh, huy hoàng đã thể hiện rất rõ loại hình nghệ thuật này.
2. Thời điểm thi công:
Trong thời gian Cha Pierre Gallioz (Cố Thiết) làm quản xứ, Ngài đã thấy trước khả năng phát triển của giáo xứ sẽ lớn mạnh về mọi mặt. Mặc dù vào thời điểm ấy, số lượng giáo dân chỉ vào khoảng gần 2.000 người. Với sự giúp đỡ của Hội Thừa Sai Paris, vào năm 1927, Ngài đã có trong tay bản thiết kế và nhanh chóng bắt tay vào việc xây dựng phần móng.
Qua những nhân chứng kể lại, phần móng nhà thờ được đóng cừ rất quy mô vì nơi đây là vùng trũng. Người ta chặt những gốc tre già to chắc từ Du Long (Xã Công Hải) để đóng xen kẽ với những gốc “đưng” có đường kính từ 15 – 20 cm. Cự ly đóng rất dày tạo thành một khối vững chắc khó có thể xảy ra hiện tượng nứt nẻ về sau. Bằng chứng là phần móng ngôi nhà xứ cũng được xử lý theo như quy trình đã thực hiện móng nhà thờ và sau vụ đánh bom của quân đồng minh làm sập nhà xứ, đến khi cố Báu xây dựng lại ngôi “nhà vuông” hiện nay, vẫn không thể phá bỏ kiền móng cũ vì quá chắc chắn.
Sau giai đoạn thi công phần móng, vì lý do sức khỏe, cố Thiết đành phải về Pháp để lại công trình dở dang. Nhưng từ những cơ sở ban đầu rất ổn định mà vị kế tục nhiệm vụ của Ngài đã gặp nhiều thuận lợi để tiếp tục xây dựng công trình....Còn tiếp...