• Trang nhất
  • •Giới thiệu về giáo xứ
  • •Tin Tức
    • » Đôi nét về Giáo xứ
    • » Tin tức giáo xứ
    • » Tin Giáo Hội Công Giáo
    • » Suy niệm lời Chúa
    • » Khuyến Học
    • » Giáo Lý Viên
    • » Đoàn Thể - Ca Đoàn
    • » Các Thánh
    • » Hoa Trái Ơn Gọi
    • » CĐ. MTG QN - Bình Minh
  • •Phim Công Giáo
  • •Hình ảnh
  • •Thành viên
    • » Đăng nhập
    • » Đăng ký
    • » Quên mật khẩu
  • •Liên hệ
  • •Thống kê
    • » Theo đường dẫn đến site
    • » Theo quốc gia
    • » Theo trình duyệt
    • » Theo hệ điều hành
    • » Máy chủ tìm kiếm
 
17:56 ICT Thứ ba, 26/01/2021

•Danh mục chính

  • Đôi nét về Giáo xứ
    • Kỷ yếu Giáo Xứ
    • Các Cha Xứ
    • Hội Đồng Giáo Xứ
  • Tin tức giáo xứ
    • Giờ Lễ Tại Giáo Xứ
    • Bản tin nội bộ
  • Tin Giáo Hội Công Giáo
  • Suy niệm lời Chúa
  • Khuyến Học
    • Giáo Lý
    • Văn Hóa
  • Giáo Lý Viên
    • Tài liệu dạy học
    • Hình ảnh - Video sinh hoạt
  • Đoàn Thể - Ca Đoàn
    • Thiếu nhi Thánh Thể
    • Ca đoàn Cecilia
    • Ca đoàn Thánh Gia
    • Ca đoàn Têrêsa
    • Đoàn Liên Minh Thánh Tâm
    • Hội Các Bà Mẹ Công Giáo
    • Hội Thánh Thể
    • Hội Legio
    • Ban Thủ Liệt
  • Các Thánh
  • Hoa Trái Ơn Gọi
  • CĐ. MTG QN - Bình Minh
  • Hôn nhân gia đình
  • Giới Trẻ-Sinh Viên-Di Dân
  • Lượm nhặt

•Hãy Năng Lần Chuỗi Mân Côi

Hãy Năng Lần Chuỗi Mân Côi

•Liên kết website

Tổng giáo phận Huế
Giáo Xứ Phan Rang
Thánh Ca Việt Nam
Danh bạ website Công giáo
Cầu Nguyện Online

•Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 8

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 8

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12017359

Trang nhất » Tin Tức » Lượm nhặt

Hinh cam on

Tại Sao Các Linh Mục Mặc Áo Màu Đen?

Thứ năm - 03/05/2012 18:20
Qua một số tài liệu từ tự điển Kinh thánh mà tôi đã đọc, thì màu đen biểu tượng cho sự đau buồn và tang tóc trong khi màu trắng lại tượng trưng cho sự vui mừng và thanh khiết. Vì thế điều này làm cho tôi thắc mắc không hiểu bởi đâu mà có tục lệ chiếc áo dòng mang màu đen? Tại sao các linh mục lại mặc áo dòng và tại sao lại là màu đen, màu không phải trưng cho sự vui mừng và hy vọng?
Ngày mà tôi nhận được chiếc áo dòng là một ngày đặc biệt nhất trong đời tôi. Mặc dù lúc đó tôi chưa thật sự là một linh mục (thật ra chúng tôi được mặc áo dòng vào năm thứ ba tại đại chủng viện), trong mắt của thế giới và của mọi người thì chúng tôi là giới tu sĩ. Đó là một ngày thật tuyệt vời! Một số người đã chúc tụng Chúa khi họ nhìn thấy tôi và họ không ngại ngùng chia sẻ những sự khó khăn trong đời sống của họ. Chiếc áo dòng đã giúp cho địa vị của tôi được rõ rệt hơn là tôi đã thuộc về Chúa một cách đặc biệt. Vì thế, tôi rất ủng hộ cho những ai lên tiếng bảo vệ chiếc áo dòng của các giới tu sĩ, tôi cũng biết rằng “chiếc áo không làm nên thầy tu”, tôi luyến nhớ những thời gian khi mặc chiếc áo dòng là một thông lệ bình thường hằng ngày. Tôi rất yêu thích khi mặc chiếc áo dòng của tôi.

Vào thế kỷ thứ nhất của Ky tô Giáo (trải qua hơn bốn thế kỷ) y phục của các vị linh mục cũng tương tự như những người giáo dân thường. Áo cổ cao là một y phục rất thông thường trong thời đại đó. Đến thời đại mà áo thụng ngắn hơn trở thành một thời trang cho nhiều người nhưng một số các vị linh mục vẫn giữ chiếc áo cổ cao cho riêng mình, và chính điều này đã khiến cho các vị đó nổi rõ hơn những người khác. Hội đồng Giám mục ở Braga vào năm 572 sau Công Nguyên, đã yêu cầu các vị linh mục nên thay đổi y phục khác biệt mỗi khi đi ra ngoài. Chiếc áo dòng đã được chính thức hoá và trở thành một phong tục trong một khoảng thời gian rất lâu. Bước sang thế kỷ thứ 15 và 16 thì tục lệ mặc áo thụng được gọi là “tu sĩ“ (chữ này phát nguồn từ tiếng La Mã). Vào khoảng thời gian này, phái nam giới thường mặc áo thụng dài, đặc biệt là giới quý tộc thường thích mặc áo thụng dài: áo Zupan (một loại y phục dài bằng vải màu vàng) và áo kontusz (loại áo choàng xẻ dọc theo tay áo) và mang dây thắt lưng. Áo dòng của các vị tu sĩ đã được chính thức hoá vào thế kỷ thứ 17 and 18. Màu sắc của áo dòng có liên quan đến phẩm trật của hàng giáo sĩ, điều này vẫn còn được tồn tại cho đến nay: Đức Thánh Cha mặc áo màu trắng, Đức Hồng Y mặc áo màu đỏ (đỏ tươi), Đức Giám Mục thì mặc áo màu đỏ sẫm và các linh mục thì mặc áo màu đen. Đúng như bạn nghĩ, màu đen chính là màu của sự đau buồn, nhưng đối với áo dòng thì màu này mang một ý nghĩa tượng trưng khác. Sở dĩ áo dòng mang màu đen vì muốn nhắc nhở các vị linh mục một điều là họ chết đi cho nhân gian mỗi ngày và thấm ngập trong sự viên mãn. Màu đen còn tượng trưng cho sự từ bỏ những màu sắc tươi sáng, cũng chính là từ bỏ những gì thế gian mang lại sự lộng lẫy, danh giá và thú vui.

Cổ áo của các vị tu sĩ cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Các học sinh của tôi thường nêu câu hỏi: Tại sao vòng đai trắng trên cổ áo của thầy lại mang tên là cổ áo tu sĩ mặc mặc dù nó không có màu sặc sỡ (tiếng Ba Lan ‘koloratka’ có nghĩa là màu sặc sỡ)? Chữ này có nguồn gốc từ tiếng La Tinh collare có ý nghĩa là cổ áo (cũng có nghĩa là dây đeo cổ của loài vật). Vòng đai trên cổ áo có màu trắng nhắc nhở cho các tu sĩ nhớ đến ý nghĩa của chiếc nhẫn và cổ áo – sự kết hôn của họ với Chúa Giê su và với Giáo Hội và tận hiến sự tự do của họ cho Chúa, như thế họ để Chúa hoàn toàn làm chủ cuộc đời của họ. Chúng tôi, những tu sĩ, mặc áo có vòng đai trên cổ bởi vì đó là biểu tượng cho sự đầu phục Chúa trong tất cả mọi phương diện. Hãy để ý thì sẽ thấy sự tương phản của màu trắng trên cổ áo với màu đen của áo dòng. Trên màu nền đen của chiếc áo dòng, cổ áo trắng là biểu tượng cho ánh sáng của Phục Sinh. Chúng tôi đi qua thế gian từ bỏ những sự màu mè và sặc sỡ, để thay vào đó bằng sự sống trong hy vọng mong được góp phần vào ánh sáng của Phục Sinh.

Màu trắng của cổ áo trên nền đen của chiếc áo dòng thực sự là dấu chỉ cho những ước muốn và nguyện vọng của chúng tôi. Đó chính là ý nghĩa tuyệt vời của chiếc áo dòng và vì thế mà tôi rất buồn khi thấy ngày nay các tu sĩ ít mặc áo dòng hơn, và không thường xuyên mặc áo dòng vì chiếc áo dòng đã tự nó tuyên xưng những điều chân lý quan trọng của đức tin. Thêm vào đó, các tu sĩ đều mặc quần dài dưới chiếc áo dòng và áo dòng không bắt buộc phải có 33 nút khuy trên áo.

 
Tác giả bài viết: Lm. Andrzej Przybylski

Nguồn tin: giaophannhatrang.org

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: màu đen, cho sự
  • Show commentXem phản hồi
  • -- Add commentGửi phản hồi
Bạn cần đăng nhập thành viên để sử dụng chức năng này

Theo dòng sự kiện

  • Bàn Tay Mẹ (05/08/2013)
  • Bữa cơm tối ở Nhà hàng Ly hôn (18/08/2012)
  • Một bài thơ về Hộ Diêm (27/07/2012)
  • Cuộc chiến người mẹ giành cơ hội sống cho con trai (12/07/2012)
  • Một trăm nghìn trừ cho hai mươi lăm nghìn còn một trăm bảy mươi lăm nghìn (13/06/2012)
  • Miễn phí (10/04/2012)
  • Xin lỗi! - Tha thứ! - Cám ơn! (29/02/2012)
  • Ý nghĩa bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (27/12/2011)
  • [Clip] Tình cha con khiến cộng đồng mạng rơi lệ (05/08/2011)
  • Chuyện một người Cha và một người Mẹ (03/06/2011)

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

  • Dùng iPad để đọc Tin Mừng trong Thánh lễ được không? (14/06/2012)
  • Cuộc chiến người mẹ giành cơ hội sống cho con trai (12/07/2012)
  • Một bài thơ về Hộ Diêm (27/07/2012)
  • Những Ý Tưởng Quý (25/09/2012)
  • Một trăm nghìn trừ cho hai mươi lăm nghìn còn một trăm bảy mươi lăm nghìn (13/06/2012)
  • Phượng vĩ và Bằng lăng - Viết tặng đời tu trì (09/06/2012)
  • Những tấm ảnh động hài hước nổi tiếng trên mạng (24/05/2012)
  • Hàn Mặc Tử -Từ Miền Nhân Sinh Tới Cõi Thiên Linh (24/05/2012)
  • Sống Thanh Thản Giữa Đời (26/05/2012)
  • Bắt Đầu Lại (23/05/2012)

Những tin cũ hơn

  • Tìm hiểu gốc tích Tháng Hoa Đức Mẹ (28/04/2012)
  • Điện thoại và ... Thánh Kinh (28/04/2012)
  • Miễn phí (10/04/2012)
  • Mời xem clips Bé gái 3 tuổi hát Bài Ca Thương Khó (17/03/2012)
  • Xin lỗi! - Tha thứ! - Cám ơn! (29/02/2012)
  • [Thơ] Vào Xuân (15/01/2012)
  • Năm THÌN - Tản mạn chuyện RỒNG (13/01/2012)
  • Phóng Sự Ảnh Về Hang Đá Bê-lem (19/12/2011)
  • [Thơ] Về Thôi Em (10/12/2011)
  • Thắp sáng Cây Thông Giáng Sinh Điện Tử lớn nhất thế giới, ĐỨC THÁNH CHA mời gọi các tín hữu đón nhận và trao ban ánh sáng (10/12/2011)
 
Xem thống kê truy cập

© Copyright Giáo xứ Hộ Diêm. All right reserved

Email: giaoxuhodiem@gmail.com

  • Powered byNukeViet
  • ValidValidated HTMLValidated CSS

Lựa chọn và tải các chương trình tiện ích hỗ trợ trên máy bằng cách bấm vào biểu tượng Icon trên
Hỗ trợ duyệt website tốt nhất trên trình duyệt 
Firefox, Google Chrome và IE 8.0 trở lên